Thứ Ba, 15 tháng 9, 2009

Cần tuyển giáo viên mầm non


















Trường Mầm non HappyHouse, cần tuyển giáo viên mầm non

Ưu tiên từ Cao đẳng trở lên và có kinh nghiệm

Lương thỏa thuận.

Nộp hồ sơ & PV trực tiếp: Xóm 4 Phú đô Mễ trì Từ Liêm Hà Nội.

Không trả HS nếu không được tuyển

TG tuyển từ 25/07/2011

Điện thoại:043 785 1486

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2009

Sữa tắm tạo bọt có nguy cơ gây dị ứng cho trẻ

Các nhà khoa học Tây Ban Nha vừa cảnh báo, sữa tắm tạo bọt dành cho trẻ nhỏ chứa rất nhiều chất gây dị ứng.

Các nhà hóa học thuộc ĐH Santiago de Compostela của Tây Ban Nha đã thực hiện một nghiên cứu, nhằm xác định mức độ dị ứng của loại sữa tắm tạo bọt đối với trẻ nhỏ.



Họ lấy mẫu của các loại mỹ phẩm bán trên thị trường để phân tích và tìm thấy 15 mẫu có chứa chất gây dị ứng.

15 mẫu trên đều là những sản phẩm dành cho trẻ dưới 2 tuổi. Ngoài ra, mẫu nào trong số 15 mẫu này cũng có chứa 6 chất khác không có lợi cho da của trẻ.
Trong một số trường hợp, nồng độ các chất salicylic acid, linalol, coumarin và hidroksitsitronellal vượt quá 100ppm (tương đương với 1 triện nanogram/ml).

Hiện tại, các nhà khoa học cũng đang tiến hành nghiên cứu phản ứng gây dị ứng của xà bông, gel, nước xúc miệng và những loại sản phẩm khác dùng cho việc vệ sinh cá nhân.

Theo Afamily

Đồ ăn cho bé để trong tủ lạnh được bao lâu?

Con trai tôi 10 tháng tuổi, cháu nặng 9,3kg, cao 73 cm. Hàng ngày tôi cho cháu ăn 3 bữa cháo vào lúc khoảng 7h30, 11h30, 6h bao gồm cháo (khoảng 180ml)+ 1 viên đá rau xay + 1 viên thịt (bò, lợn, tôm hoặc 1/2 lòng đỏ trứng) đá xay + 1/2 viên phomai (loại nhỏ) + dầu oliu. Ngoài ra tôi cho cháu ăn các bữa phụ gồm: hoặc 1 hộp sữa chua, 1 quả cam vắt, 1 bát bột sắn nấu, bữa trưa có ti thêm mẹ và buổi tối ti mẹ. Ngoài ra cháu không chịu ăn sữa ngoài, tôi cũng đã cho cháu ăn sữa trộn với cháo nhưng cháu cũng không thích ăn. Hiện tôi cũng chưa cho cháu ăn rộng thêm các đồ như cua đồng, ngao, sò, ốc hến. Vì để tiết kiệm thời gian tôi thường mua đồ ăn cho cháu xay ra rồi cho vào ngăn đá để dùng trong thời gian khoảng 1-2 tuần. Bác sỹ cho hỏi đồ ăn của bé (cua, thịt, rau....) để ngăn đá sẽ dùng trong thời gian bao lâu là tốt nhất?

Về chế độ ngủ của cháu như sau: ban ngày cháu ngủ tối đa 2h, mỗi lần ngủ của cháu khoảng 30' vào khoảng thời gian 8-9h sáng; 11-13h, 16-17h chiều, buối tối khoảng 9h cháu đi ngủ và dậy lúc 6h sáng. Cháu ngủ thường là không được sâu giấc, hay bị giật mình vì tiếng động, khẽ chạm vào người cháu cũng làm cháu cựa và khóc, vào khoảng thời gian từ 4h sáng trở đi cháu liên tục thức và ti mẹ, trèo lên người mẹ nằm, mỗi lần cháu dậy ti đều khóc e e, chỉ khi mẹ cho ti mới nín.

Bác sỹ cho hỏi với cách làm như tôi thì con tôi có đảm bảo được đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển không? Tôi nên điều chỉnh chế độ ăn cho cháu như thế nào để cháu được phát triển tốt nhất? Cảm ơn sự tư vấn giúp đỡ của bác sỹ! (Vũ Thị Trâm - Hà Nội)

Trả lời:
Với cân nặng và chiều cao hiện tại, cháu phát triển bình thường. Điều đó chứng tỏ chế độ ăn của chị đã cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cháu. Đồ ăn cho vào ngăn đá ăn trong vòng 1 tuần là tốt nhất. Thời gian ngủ của cháu như thế đã là đủ. Tuy nhiên, việc ngủ không ngon giấc và hay giật mình thì có khả năng cháu bị thiếu canxi hoặc kẽm. Chị nên cho cháu đến khám bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Theo AFamily

Bệnh thường gặp ở trẻ khi vào cấp 1

Mùa khai giảng đúng thời điểm mùa thời tiết đang thay đổi bất thường, là điều kiện cho bệnh dịch phát triển, nhất là ở học sinh tiểu học

Thầy cô giáo và các bậc phụ huynh nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe con trẻ. Sau đây là một số bệnh thường gặp khi trẻ vào cấp 1

Đau họng
Do 1 loại vi khuẩn gây ra.
Triệu chứng: các triệu chứng thường xảy ra bất ngờ như: sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn Nôn và thậm chí thỉnh thoảng bị nôn. Họng tấy đỏ và amiđan sưng, đôi khi có hạch.

Chữa trị: cần đến bác sĩ để kiểm tra họng, chẩn đoán loại bệnh. Bác sĩ sẽ cho uống kháng sinh trong 10 ngày. Ở nhiều trường hợp, học sinh có thể đi học sau 1 ngày uống thuốc.

Cảm/cúm
Cảm do virus gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Cúm là bệnh về đường hô hấp do virus. Bệnh lây lan qua nước bọt, nước mũi/đờm của người mang bệnh.

Triệu chứng: người bị cảm thường nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng Họng hoặc mệt mỏi. Bệnh cúm thường có triệu chứng sốt, đau các cơ, ho khan, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu và mệt mỏi.

Chữa trị: không có thuốc nào chữa 2 loại bệnh trên nhưng hãy cho trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Nên cho trẻ nghỉ học vài ngày. Hiện đã có vắc-xin phòng cúm nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa trẻ đi tiêm.

Đầu có chấy
Đây là hiện tượng dễ lây lan nhất trong trường học, do trẻ thường chơi cùng nhau hoặc đội chung mũ nón.

Triệu chứng: trẻ bị ngứa Da đầu. Đôi khi nổi hạch vùng cổ.

Chữa trị: chấy đẻ trứng màu trắng trên tóc người nên có thể nhìn thấy được, đôi khi ta nhầm tưởng là gàu. Nếu bạn muốn loại bỏ chúng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có loại dầu gội diệt chấy phù hợp. Bạn cũng nên giặt giũ chăn chiếu, quần áo cho trẻ, đừng quên tắm cho vật cưng nuôi trong nhà và nên phơi chúng dưới trời nắng ít nhất 2 ngày.

Bệnh ban đỏ
Hầu hết trẻ mắc bệnh này trước khi học mẫu giáo, nhưng cũng có những trẻ gặp phải khi học tiểu học.

Triệu chứng: biểu hiện rõ nhất là trên má trẻ bất ngờ xuất hiện những vệt đỏ như kiểu bị ai tát. Vệt ban đỏ này xuất hiện rồi biến mất trong hàng tuần.

Chữa trị: bệnh do lây nhiễm virus vì thế không thể làm được gì ngoài việc điều trị những triệu chứng. Con bạn có thể truyền bệnh khi mẩn đỏ chưa xuất hiện còn khi đã có biểu hiện thì không lây sang người khác nữa.

Viêm màng kết
Hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, lây lan nhanh do mắt tiếp xúc với tay bẩn, quần áo và khăn mặt.

Triệu chứng: mắt đỏ và cộm. Đôi khi chảy nước vàng và có rỉ mắt vào ban đêm.

Chữa trị: cách chữa trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh. Nếu bệnh do virus thì bệnh sẽ tự khỏi.

Bệnh thủy đậu
Là loại bệnh thường gặp nhất và dễ nhận biết nhất ở trẻ nhỏ. Trẻ rất dễ mắc bệnh này. Bệnh lây lan do người bệnh ho phát tán virus trong không khí và người lành hít phải.

Triệu chứng: triệu chứng bệnh chỉ xuất hiện sau 10 - 21 ngày từ khi nhiễm virus. Những vết phồng đỏ mọng nước nổi lên trên da. Chúng gây ngứa và sau đó đóng vảy.

Chữa trị: hầu hết các trường hợp mắc bệnh chỉ được điều trị các triệu chứng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chỉ định tiêm vắc-xin phòng thủy đậu.

Theo dieuduong.com.vn

Nhiều trẻ tàn phế suốt đời do phế cầu khuẩn

Liệt chân tay, mù lòa, điếc, thậm chí tử vong, căn bệnh viêm màng não do phế cầu đã khiến không ít trẻ đang lành lặn trở nên tàn phế chỉ sau vài tuần phát bệnh. Đưa con trai 3 tuổi nhập viện từ giữa tháng 7 sau đó thất vọng đành chở về, chị Hà nhà ở Vĩnh Long cho biết, căn bệnh viêm màng não do phế cầu đã khiến con chị bị điếc vĩnh viễn.

“Thật không ngờ bệnh lại trầm trọng như vậy bởi ban đầu con tôi chỉ bị sốt, nghĩ không sao nên không đưa đi khám. Đến khi nhập viện thì đã quá muộn. Điều trị mãi mà cháu vẫn không thuyên giảm”, chị Hà nói.


Trẻ mắc viêm màng não đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Ảnh: Thiên Chương.

Cũng có con bị chứng viêm màng não, anh Hưng ngụ tại Tây Ninh cho hay, dù các bác sĩ đã tích cực điều trị nhưng căn bệnh viêm màng não đã khiến con anh bị liệt chi, phải nằm một chỗ chỉ sau một tháng phát bệnh.

“Vợ chồng tôi phát hiện con bị sốt sau đó nôn ói và co giật. Đưa đi phòng mạch tư, bác sĩ nghi bị động kinh và cho thuốc điều trị, đến ngày thứ 3 cháu hôn mê. Chúng tôi đưa bé về TP HCM để chữa trị nhưng vẫn không kịp”, anh Hưng nói.

Trường hợp bé Tâm, nhà ở quận 12, TP HCM, cũng thương tâm không kém. Nhìn đứa con sống đời sống thực vật, mẹ bé xót xa cho hay, gia đình đã dốc hết tài sản để chữa trị nhưng bệnh nhi vẫn không qua khỏi căn bệnh hiểm nghèo.

Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, mỗi năm khoa nhận điều trị từ 600 - 800 trẻ viêm màng não, trong số đó có hơn 150 trường hợp bị viêm màng não do phế cầu khuẩn xâm lấn.

“Nguyên nhân khiến viêm màng não do phế cầu trở nên nguy hiểm, khó khăn trong điều trị là do loại phế cầu khuẩn xâm lấn vốn kháng thuốc”, bác sĩ Khanh cho hay.

Tại VN, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa lạnh. Thời gian phát bệnh đối với phế cầu khuẩn xâm lấn theo bác sĩ Khanh là khá nhanh. Có khi chỉ sau 48 giờ đồng hồ đã dẫn đến hôn mê. Do đó khi thấy trẻ sốt, đau đầu, nôn ói thì nên đưa đi khám. Những trường hợp phát hiện sớm vẫn có thể khống chế được bệnh sau 3 tuần điều trị.

Cũng theo ông Khanh, phế cầu khuẩn vốn khu trú ở đường hô hấp, trẻ dưới 5 tuổi thường là đối tượng mà loại khuẩn này tấn công. Tuy nhiên điều kiện thuận lợi nhất là khi trẻ bị viêm nhiễm ở tai - mũi - họng. Chính vì thế, khi thấy trẻ bị bệnh tai mũi họng thì phải điều trị cho đến khi hết bệnh để hạn chế khả năng xâm lấn.

Ngoài gây viêm màng não, bác sĩ Khanh cho biết, phế cầu khuẩn còn gây chứng viêm phổi. Việc điều trị nói chung cũng gặp khó khăn do kháng thuốc.

Bên cạnh việc phát hiện sớm để điều trị kịp thời, theo bác sĩ Khanh, tiêm văcxin là một trong những biện pháp phòng phế cầu khuẩn tấn công. Tuy nhiên cho đến nay, văcxin ngừa phế cầu khuẩn vẫn chỉ tạo ra hệ miễn dịch tương đối.